Sử dụng kem chống nắng như thế nào - Hình minh họa

Lựa chọn kem chống nắng

1. Xem chỉ số SPF

Sử dụng kem chống nắng như thế nào

“SPF” viết tắt của từ “Sun Protecive Factor” có nghĩa là chỉ số chống nắng để chống lại tia UVB gây hại. Chỉ số SPF có ý nghĩa là so sánh thời gian da bạn bị cháy nắng khi sử dụng kem chống nắng và không sử dụng kem chống nắng.
- Ví dụ cho các bạn dễ hiểu, với kem chống nắng có chỉ số SPF 30 thì nếu bạn ở ngoài trời và bị cháy nắng sau 3 phút không dùng kem chống nắng thì với kem chống nắng này bạn cần đến 3 x 30 = 90 phút để da bạn có thể bị cháy nắng. Tuy nhiên, tùy vào mỗi loại da, tình trạng hoạt động của bạn và năng lượng của mặt trời xung quanh khu vực bạn sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của kem chống nắng, vì vậy nếu cần thiết hãy sử dụng nhiều lần để bảo vệ được tốt hơn.
- Chỉ số SPF có thể gây nhầm lẫn cho ban, bởi vì sự bảo vệ của nó không tăng theo tỷ lệ. Như ở kem chống nắng có SPF 60 sẽ không bảo vệ gấp đôi kem chống nắng có SPF 30. Theo như nghiên cứu đã được khẳng định thì SPF 15 ngăn khoảng 94% tia UVB, SPF 30 ngắn khoảng 97% tia UVB, SPF 45 khoảng 98% và không có kem chống nắng nào ngăn 100% tia UVB.
- Các chuyên gia khuyến nghị với môi trường gần Xích Đạo tại Việt Nam nên chọn kem chống nắng từ SPF 30 trở lên. Sự khác nhau giữa các chỉ số SPF quá cao sẽ không có sự khác biệt nhiều và không đáng để trả thêm cho những có SPF cao hơn.

2. Lựa chọn kem chống nắng có “Broad-spectrum”

Sử dụng kem chống nắng như thế nào

SPF chỉ có tác dụng ngăn ngừa tia UVB làm cháy nắng ở da. Tuy nhiên, tia cực tím còn chứa tia UVA. Các tia UVA gây tác hại cho da như lão hóa da, nếp nhăn và những điểm tối sáng không đồng màu trên da. Cả hai tia này đều gây nguy cơ ung thư da. Chỉ số “broad-spectrum” có ý nghĩa là kem chống nắng này có chứa thành phần bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB.
- Tuy nhiên, một số sản phẩm có thể không có “broad-spectrum” trên bao bì bởi vì tiêu chí đánh giá này chủ yếu nằm ở các sản phẩm từ Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, vẫn có các sản phẩm có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UVB và UVA.
- Một số kem chống nắng “broad-spectrum” có chứa các thành phần “vô cơ” như titanium dioxide hay zinc oxide cũng như các thành phần “hữu cơ” như avobenzone, Cinoxate, oxybenzone hoặc octyl methoxycinnamate.

3. Kem chống nắng chống nước

Sử dụng kem chống nắng như thế nào

 Bởi vì cơ thể chúng ta sẽ tiết ra mồ hôi khi vận động nên bạn nên lựa chọn loại kem chống nắng chống nước. Đặc biệt khi bạn là một người yêu thích các hoạt động vận động ngoài trời như chạy bộ, leo núi hoặc có thể là tắm biển.
- Đối với các sản phẩm kem chống nắng từ Mỹ thì sẽ không có nhãn “waterproof” hay “sweatproof”.
- Dù là các loại kem chống nắng có tác dụng chống nước thì vẫn nên bôi lại sau 40-80 phút sau khi sử dụng hoặc có thể làm theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.

4. Lựa chọn loại bạn thích

Sử dụng kem chống nắng như thế nào

Một số người thích kem chông nắng dạng phun trong khi đó một số người lại thích dạng kem hoặc gel. Bất kể loại nào, bạn vẫn phải đảm bảo rằng bạn sử dụng chúng đủ dày và bao phủ khắp cơ thể dù bạn đã mặc đồ chống nắng. Các bạn sử dụng cũng rất quan trọng như các chỉ số SPF hay các chỉ số khác; nếu bạn không dùng đúng các thì sẽ không có tác dụng.
- Kem chống nắng dạng phun tốt cho những vùng da rậm lông, và dạng kem sẽ tốt cho da khô. Loại kem chống nắng có chứa cồn hay dạng gel sẽ tốt cho da dầu.
- Bạn cũng có thể dùng thêm cây que bôi kem chống nắng, nó sẽ giúp cho bạn bôi kem chống nắng cho vùng mắt đễ dàng hơn. Và nếu bạn có con nhỏ thì sử dụng chúng cũng rất tốt, tránh được việc kem chống nắng bị dính vào mắt. Và cũng rất tiện lợi khi bạn sử dụng vì sẽ không bị tràn và có thể bôi kem dễ dàng mà không cần dùng đến tay.
- Loại kem chống nắng chống nước “dạng thể thao” (sports type) thường rất dính, và không thích hợp để sử dụng dưới lớp trang điểm.
- Đối với những loại da nhạy cảm dễ bị mụn, nên lựa chọn kem chống nắng cẩn thận. Hãy lựa chọn các loại kem chống nắng được sản xuất riêng biệt dành cho da của bạn và không gây tắc nghẽn lô chân lông. Các loại kem chống nắng này tường có chỉ số SPF cao và ít có khả năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông hoăc gây mụn trứng cá.
  • Nhiều người có da nhạy cảm và dễ mụn nhận thấy rằng kem chống nắng có chứa thành phần “zinc oxit” có tác dụng tốt nhất cho da của họ.
  • Hãy tìm các sản phẩm có “non-comedogenic” (không gây dị ứng), “will not clog pores” (không làm tắc nghẽn lỗ chân lông), “for sensitive skin” (cho da nhạy cảm) hoặc “for acne-prone skin” (cho da dễ bị mụn” trên bao bì.

5. Thử sử dụng một lượng nhỏ ở vùng cổ tay

Sử dụng kem chống nắng như thế nào

Nếu bạn thấy bất kì các kích ứng hay vấn đề về da, hãy mua loại khác. Hãy kiên nhẫn thử các sản phẩm kem chống nắng đến khi bạn chọn đúng loại kem phù hợp với bạn, hoặc có thể nhờ các chuyên gia tư vấn về các sản phẩm nếu bạn có làn da nhạy cảm và dễ bị kích ứng.
- Ngứa, nổi đỏ, bỏng hay nổi vảy đều là dấu hiệu của việc kích ứng da. Titanium dioxide và zinc oxide ít gây dị ứng trên da hơn.

Xem thêm: Review kem chống nắng dành cho bà bầu

Cách sử dụng kem chống nắng

1. Kiểm tra ngày hết hạn

Sử dụng kem chống nắng như thế nào

FDA yêu cầu về hạn sử dụng kem chống nắng phải được ít nhất 3 năm kể từ ngày sản xuất. Tuy nhiên, bạn vẫn nên để ý ngày hết hạn của sản phẩm. Nếu đã quá hạn sử dụng, hãy bỏ chai cũ và mua một ít kem chống nắng mới.
- Nếu sản phẩm của bạn không có hạn sử dụng khi mua sản phẩm thì bạn nên đánh dấu ngày mua vào nhãn hoặc trên thân chai. Bằng cách này, bạn sẽ biết bạn sẽ biết bạn có thể sử dụng trong bao lâu.
- Những thay đổi của sản phẩm như thay đổi màu sắc, kem bị nhão, hoặc dung dịch đặc loãng khác thường là dấu hiệu cho thấy kem chống nắng đã hết hạn.

2. Sử dụng kem trong nắng trước khi ra ngoài trời. 

Sử dụng kem chống nắng như thế nào

Đối với các kem chống nắng hóa học thì cần thời gian để thẩm thấu vào da và có tác dụng. Nên sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài.
- Kem chống nắng được dùng lên da thường cần 30 phút để có tác dụng chống nắng. Đối với kem chống nắng dành cho môi cần nên sử dụng 45-60 phút trước khi ra ngoài nắng.
- Kem chống nắng cần phải bao phủ trên da mới có được hiệu quả. Điều ày đặc biệt quan trọng đối với yếu tố chống nước của kem chống nắng. Nếu bạn sử dụng kem chống nắng và nhảy ngay vào nước sau 5 phút thì lớp bảo vệ da sẽ gần như mất tác dụng.
- Điều này cũng rất quan trọng đối với việc chăm sóc trẻ em. Trẻ em thường ương bướng và thiếu kiên nhẫn, chúng sẽ chạy ngay ra ngoài chơi trước khi bạn có thể làm bất cứ điều gì. Vì vậy, hãy sử dụng kem chống nắng trong nhà trước khi cho bé ra ngoài chơi.

3. Sử dụng vừa đủ

Sử dụng kem chống nắng như thế nào

Một sai lầm lớn nhất là khi bạn dùng kem chống nắng quá ít không đủ che phủ cơ thể. Một người lớn cần khoảng một một ly đầy nhỏ kem chống nắng để che phủ các phần da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Để bôi kem chống nắng dạng kem hoặc gel, hãy bóp một lượng vào lòng bàn tay. Chà nhẹ lòng bàn tay và bôi lên phần da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tiếp tục bôi kem lên da cho đến khi không nhìn thấy màu trắng nữa.
- Để sử dụng kem chống nắng dạng phun, giữ chai thẳng đứng và di chuyển chai lên xuống trên da. Áp dụng một lớp phủ dày. Đảm bảo gió không thối kem chống nắng trước khi tiếp xúc với da. Đặc biệt không hít kem chống nắng dạng phụ. Nên để ý khi phun kem chống nắng xung quanh mặt, đặc biệt là xung quanh có trẻ em.

4. Sử dụng kem chống nắng cho mọi vùng da

Sử dụng kem chống nắng như thế nào

Bạn nên lưu ý sử dụng kem chống nắng cho các vùng nư tai, cổ, đầu bàn chân và tay, thận chí cả phần tóc. Bất kỳ phần da nào bị phơi ra ngoài ánh nắng mặt trời đều cần được che phủ bằng kem chống nắng.
- Việc che phủ toàn bộ khu vực như phần lưng của bạn có thể hơi khó khăn. Hãy nhờ người nào đó giúp bạn sử dụng kem chống nắng ở lưng để bảo vệ tốt nhất.
- Quần áo mỏng thường không có tác dụng chống nắng quá nhiều. Ví dụ, một chiếc áo thun màu trắng có mức SPF khoảng 7. Mặc quần áo được thiết kế để ngăn tia tử ngoại hoặc sử dụng kem chống nắng bên dưới lớp quần áo của bạn.

Xem thêm: Tại sao phải dùng kem chống nắng

5. Đừng quên kem chống nắng cho mặt của bạn

Sử dụng kem chống nắng như thế nào

Mặt của bạn cần được bôi kem chống nắng nhiều hơn các phần khác của cơ thể, vì nhiều loại ung thư da xuất hiện trên mặt, đặc biệt là vùng trên và xung quanh mũi. Một số mỹ phẩm hoặc kem dưỡng có tác dụng chống nắng. Tuy nhiên, nếu bạn phải ra ngoài trời trên 20 phút ( tổng cộng, chứ không phải 20 phút phơi ngoài trời) bạn cũng nên sử dụng kem chống nắng trên mặt.
- Nhiều kem chống nắng cho mặt có dạng kem dưỡng da hay lotion. Nếu bạn sử dụng kem chống nắng dạng phụ, hãy xịt nó vào tay trước, sau đó dùng lên mặt. Tốt nhất là tránh phun kem chống nắng lên mặt nếu có thể.
- Tổ chức Ung Thư Da (Skin Cancer Foundation) có kiến nghị một danh sách kem chống nắng dành cho mặt.
- Sử dụng kem chống nắng cho môi với SPF ít nhất là 15 cho môi của bạn.
- Nếu bạn bị hói hoặc tóc mỏng, nên sử dụng kem chống nắng cho đầu của bạn. Hoặc bạn có thể đội mũ để giúp chống nắng cho da đầu.

6. Bôi lại sau 15-30 phút

Sử dụng kem chống nắng như thế nào

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bôi lại kem chống nắng của bạn sau khoảng 15-30 phút khi đi ra nắng sẽ kéo dài việc chống nắng lên đến 2 giờ.
- Một khi bạn đã sử dụng lần đầu và đi ra nắng nên sử dụng lại mỗi 2 tiếng hoặc theo chỉ dẫn trên nhãn sản phẩm.

Tránh nắng

1. Ở trong bóng mát

Sử dụng kem chống nắng như thế nào

Ngay cả khi bạn đang sử dụng kem chống nắng, bạn sẽ vẫn bị ánh nắng mặt trời tác động. Ở trong bóng mát hoặc sử dụng ô che nắng sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi ánh nắng mặt trời tốt hơn.
- Tránh “giờ cao điểm” của ánh nắng mặt trời – từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Nên tránh ra ngoài nắng vào giờ này. Dù ra ngoài vẫn nên tìm nơi mát để dừng lại.

2. Mặc quần áo chống nắng

Sử dụng kem chống nắng như thế nào

Không phải tất cả quần áo đều được có tác dụng giống nhau. Tuy nhiên, áo sơ mi tay dài và quần dài có thể bảo vệ bạn khỏi ánh nắng mặt trời. Mang một chiếc mũ để tạo bóng mát cho khuôn mặt của bạn và bảo vệ da đầu của bạn.
- Nên dùng loại vải kín và có màu tối, nó có tác dụng chống nắng tốt nhất. Đối với những người hoạt động hay làm việc ngoài trời thì nên lựa chọn các loại quần áo chuyên dụng để chống nắng, thường được bán ở các cửa hàng chuyên dụng và trực tuyến.
- Đừng bỏ qua kính mát! Các tia tử ngoại của mặt trời có thể gây ra đục thủy tinh thể, vì vậy nên mua một cặp kính mát có khả năng chống tia UVA và UVB.

3. Giữ trẻ nhỏ trong mát

Sử dụng kem chống nắng như thế nào

Phơi nắng, đặc biệt là “giờ cao điểm” từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, rất có hại cho trẻ nhỏ. Hãy lựa chọn các sản phẩm kem chống nắng dành riêng cho trẻ em và em bé. Tham khảo với bác sĩ để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho con bạn.
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tuổi không nên sử dụng kem chống nắng và phải tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Da của trẻ chưa trưởng thành, vì vậy  chúng có thể hấp thụ nhiều chất hóa học trong kem chống nắng, điều này có hại cho bé. Đối với trẻ lớn hơn thì nên giữ chúng trong bóng râm.
- Nếu con bạn lớn hơn 6 tháng, hãy sử dụng kem chống nắng “broad-spectrum” với SPF ít nhất là 30 để chống lại cả 2 tia UVA và UVB. Hãy cẩn thận khi thoa kem chống nắng gần khu vực mắt của bé.
- Nên mặc đồ chống nắng cho trẻ như mũ, áo tay dài và quần dài.
- Cho trẻ đeo kính chống nắng.

Q&A các câu hỏi phổ biến

Kem chống nắng có tác dụng bao lâu?

Bình thường sẽ khoảng 2 tiếng, nhưng nếu bạn đổ mồ hôi nhiều thì bạn cần phải bôi lại thường xuyên hơn. Điều này cũng đúng với kem chống nắng chống nước.

Có thể sử dụng kem chống sau khi trang điểm?

Có thể nhưng điều này có thể làm hư lớp trang điểm của bạn. Hãy thử bôi chống nắng trước hoặc sử dụng lớp kem nền hoặc kem giữ ẩm có thành phần chống nắng bên trong đó. Kiếm một loại có SPF khoảng 15.

Làm sao để loại bỏ lớp bóng nhờn trên mặt sau khi sử dụng kem chống nắng dạng gel?

Bạn có thể đặt một lớp bột kem nền vào nó hoặc chờ đợi thời gian để nó thẩm thấu vào da của bạn. Hoặc có thể sử dụng một loại kem chống nắng khác. Có nhiều loại kem chống nắng cho da mặt mà thấm rất nhanh và không để lại lớp dầu bóng trên khuôn mặt của bạn.

Người lớn cần sử dụng kem chống nắng bao nhiêu là đủ?

Khoảng cỡ lòng bàn tay để bôi khắp cơ thể.

Có cần thiết sử dụng kem chống nắng?

Vâng, điều này là cần thiết bởi vì mặt trời sẽ gây hại cho da của bạn và có thể gây ung thư da. Nếu bạn ra ngoài trời trong thời gian dài và đặc biệt là vào mùa hè thì bạn nên sử dụng kem chống nắng. Nếu không thì cũng không cần phải bôi kem chống nắng, nhưng việc sử dụng kem chống nắng hằng ngày là rất tốt, đặc biệt là trên khuôn mặt của bạn, và đặc biệt là nếu bạn là người trưởng thành muốn có một làn da khỏe và trẻ - ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân gây ra nếp nhăn và lão hóa da.

Tôi có thể sử dụng kem chống nắng dành cho da lên môi không?

Tốt nhất vẫn nên sử dụng loại kem chống nắng riêng dành cho môi, bởi vì thứ nhất, môi nhạy cảm nhiều hơn các phần khác của cơ thể và có thể bị gây hại bởi các chất hóa học trong các loại kem chống nắng thông thường, thứ hai là bạn sẽ không muốn vô ý uống chất hóa học trong kem chống nắng đâu nhỉ? Các loại kem chống nắng cho môi thông thường có SPF 15 và bạn có thể lựa chọn loại kem chống nắng cho môi riêng biệt.

Tôi có nên rửa mặt mỗi 2 giờ sau khi sử dụng kem chống nắng? Hay chỉ cần để nó khô?

Bạn không cần phải rửa đi lớp chống nắng trước khi bôi lại. Nhưng bạn nên rửa mặt để tẩy đi lớp chống nắng vào cuối ngày.

Tôi nên sử dụng kem chống nắng trước hay sau khi áp dụng kem dưỡng ẩm trên mặt?

Thông thường kem chống nắng nên được sử dụng sau cùng, sau khi các sản phẩm khác ( trừ một số loại kem chống nắng dạn serum, được sử dụng trước khi dùng dưỡng ẩm). Nên để cho kem dưỡng ẩm thấm vào da khoảng 10 phút trước khi bôi thêm kem chống nắng.

Nên sử dụng kem dưỡng da mặt trước hay sau kem chống nắng?

Thông thường bạn nên sử dụng tất cả các loại kem dưỡng cho da mặt trước khi sử dụng kem chống nắng trừ lớp trang điểm của bạn. Có gắng đợi ít nhất 10 phút để các loại kem dưỡng da mặt hoặc kem dưỡng ẩm được thấm vào da trước khi sử dụng kem chống nắng.

Nên sử dụng kem nền sau khi thoa kem chống nắng lên mặt?


Vâng, bạn nên sử dụng kem nền sau khi sử dụng kem chống nắng.
------------------------
Cần tư vấn liên hệ Hotline Aladin: 028.3920 8568 - 0974 368 768
Địa chỉ: 63B Trần Đình Xu, Phường Cầu Kho, Quận 1, TP.HCM

Share:

0 nhận xét